Friday, June 15, 2012

Chuyên đề luyện thi Đại học (800 trang) của thủ khoa Đặng Thành Nam

Tuyển Sinh Đại học - xin giới thiệu Bộ chuyên đề luyện thi Đại học môn Toán dày nhất trên Tuyển Sinh Đại học - từ trước đến nay của thủ khoa Đặng Thành Nam.Cảm ơn sự chia sẻ của tác giả.

CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN
- Gồm 15 chuyên đề theo cấu trúc đề thi TSĐH của bộ giáo dục và đao tạo.
- Phân loại các dạng toán, kèm theo phuong pháp giải với hệ thống bài tập mẫu và bài tập đề nghị đa dạng.
- ẤN PHẨM liền bìa là 810 trang, trình bày sáng sủa, dễ đọc, khoa học phù hợp với các bạn muốn ôn luyện tổng hợp để chuẩn bị cho kỳ thi.


Tải về bộ chuyên đề này: File PDF, 800 trang, Mediafire. (Xem thêm trong phần comment cuối bài viết)


Giới Thiệu Về Tác Giả : Đặng Thành Nam

Sinh viên Đặng Thành Nam (Đại học Kinh tế quốc dân) học cấp 3 tại Trường THPT Thanh Thủy nguyên quán xã Sơn Thuỷ , huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ được trao giải thủ khoa môn Giải tích trong kỳ thi Olympic Toán sinh viên toàn quốc lần thứ XX diễn ra từ ngày 10 đến 14-4 tại Trường đại học Phú Yên, với hai môn thi giải tích và đại số. Anh đã từng tham gia đội tuyển Toán thi Quốc gia năm 2009, hiện nay anh Đặng Thành Nam là sinh viên của Khoa Kiểm Toán , trường Đại học Kinh tế quốc dân và lần đầu tiên đã mang về cho trường Đại học Kinh tế quốc dân thủ khoa xuất sắc.

Tác giả nhờ Tuyển Sinh Đại học đưa ấn phẩm này đến bạn đọc cả nước và chúc các sĩ tử thành công trong kì thi đại học sắp tới.

Đề thi thử số 9 năm 2012 trên Toán học và Tuổi trẻ


Tuyển Sinh Đại học - Kế hoạch thi thử lần 8 môn Toán, Lý, Hoá, Sinh ngày 17-18/6/2012. Xem chi tiết.

Đề thi thử số 9 năm 2012 trên Toán học và Tuổi trẻ số 420 ra tháng 6 năm 2012. Download.

Đề thi ra bởi thầy Đỗ bá Chủ, GV trường THPT Đông Hưng Hà, Thái Bình.

Tuyển Sinh Đại học - sẽ cập nhật đáp án các đề thi của Toán Học Tuổi trẻ trong tuần này. Mời các bạn đón xem.


Đề thi thử lần 3 môn Toán của trường chuyên Trần Phú khối A, D

Tuyển Sinh Đại học - xin giới thiệu các đề thi thử lần 3 môn Toán của trường THPT chuyên Trần Phú khối A, D. File word, có đáp án và thang điểm chi tiết. Download.

Kế hoạch thi thử lần 8 môn Toán, Lý, Hoá, Sinh ngày 17-18/6/2012. Xem chi tiết.

Thursday, June 14, 2012

Điểm thi thử Đại học ngày 10/6/2012 trên VNMATH

Tuyển Sinh Đại học - xin công bố điểm thi thử ngày 10/6/2012 trên VNMATH.

Điểm cao nhất môn Toán thuộc về bạn Lê Thị Mai Đình đến từ trường THPT Nguyễn Huệ. Các bạn có điểm cao thứ hai là Hồ Thị Kim Chi, Châu Khắc Uy Bảo, Nguyễn Đăng Trang đến từ trường THPT chuyên Quốc Học và bạn Phan Hữu Hội đến từ trường THPT Phan Đăng Lưu. Xin chúc mừng các bạn.
Kế hoạch thi thử lần 8 môn Toán, Lý, Hoá, Sinh ngày 17-18/6/2012. Xem chi tiết.
Bảng điểm chi tiết sẽ được cập nhật ngay dưới đây (chọn chế độ FullScreen ở góc dưới bên phải của bảng điểm để xem rõ hơn).

Điểm thi môn Lý: Người cao nhất là Nguyễn Đăng Trang (THPT Quốc Học) với 9,8 điểm.

Điểm thi môn Hóa: Người cao nhất là Nguyễn Đăng Trang (THPT Quốc Học) với 8,6 điểm.
Điểm thi môn Sinh: Điểm cao nhất thuộc về Hoàng Ngọc Sơn (THPT Quốc Học) với 9 điểm.

Hệ thống video bài giảng của thầy Nguyễn Thượng Võ (luyện thi Đại học ở hocmai)

Tuyển Sinh Đại học - Đây là bài giảng thầy Nguyễn Thượng Võ giúp các bạn cụ thể hóa tất cả các dạng bài tập và tất cả các kiến thức có thể liên quan đến trong kì thi Đại học và Cao đẳng. Với cách mô hinh chi tiết này hy vọng các em nắm chắc được các phần trọng tâm, các phần mạnh của mình để phát huy và lấy điểm. Chúc các em thành công!

Các video mẫu
Giới thiệu cấu trúc đề thi đại học - phần 1

Giới thiệu cấu trúc đề thi đại học - phần 2

Giới thiệu cấu trúc đề thi đại học - phần 3


Nội dung bài giảng phần giải tích luyện thi Đại học của thầy Nguyễn Thượng Võ.
Phần 1: Hàm số
Bài 01. Đạo hàm và sự biến thiên của hàm số

Bài 02. Sự biến thiên của hàm số (Tiếp)

Bài 03. Sử dụng chiều biến thiên của hàm số để chứng minh BĐT

Bài 04. Cực trị của hàm số (Tiết 1)

Bài 05. Cực trị của hàm số (Tiết 2)

Bài 06. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số

Bài 07. Tiệm cận và sự biến thiên của hàm số

Bài 08. Một số phép biến đổi đồ thị

Bài 09. Sự tương giao của đồ thị hàm số

Bài 10. Sự tương giao của đồ thị hàm số (Tiếp)

Phần 2: Mũ, Logarit

Phần 3: Tích phân

Phần 4: Số phức

Link download các bài này được cập nhật trong phần comment cuối bài viết này.

Wednesday, June 13, 2012

Cách truy cập vào Tuyển Sinh Đại học khi bị chặn

Những ngày gần đây Tuyển Sinh Đại học đang bị chặn bởi VNPT không rõ lí do trong khi FPT và Viettel vẫn truy cập bình thường. Tình trạng này cũng giống như Facebook bị chặn lâu nay. Nhiều bạn đọc đặc biệt là các thầy cô đang luyện thi, nhiều bạn học sinh chuẩn bị thi cử không tải được những đề thi, chuyên đề và tài liệu cần thiết để luyện thi đã gửi thư đề nghị VNMATH giải đáp.

Mấy cái trò ISP này chặn, ISP kia không chặn, chặn theo thời gian ... chỉ là trò trẻ con. Để truy cập được vào Tuyển Sinh Đại học bạn làm theo một trong các cách dưới đây. Cách giải quyết này cũng giống như cách để vào Facebook.

Cách 1: Sử dụng phần mềm UltraSurf
Các bạn lưu ý làm chính xác cách 1 này là đảm bảo 100% vào được VNMATH.

Ultrasurf là một phần mềm dùng để Fake IP và vượt tường lửa rất hiệu quả hiện nay đối với các website không cho các IP từ VN vào hoặc các trang web bị các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) từ VN cấm truy cập.

UltraSurf là một phần mềm miễn phí giúp bạn vượt qua sự ngăn chặn của những ISP để có thể xem được tất cả các trang web mà bạn muốn trên toàn thế giới. Chương trình sẽ tự động tìm những proxy thông qua những server của nó và giúp bạn duyệt web nhờ vào chúng. Việc tìm kiếm proxy được thực hiện ngầm và khá nhanh chóng khiến cho người dùng cảm thấy như duyệt web bình thường mà không có sự chậm trễ nào. Các proxy sẽ được lựa chọn để đảm bảo bạn luôn được sử dụng proxy tốt nhất. Đây là cách hiệu quả và dễ thực hiện nhất cho đến lúc này, khi mà cách thay đổi DNS sang OpenDNS hay GoogleDNS không còn hiệu quả.

Click vào link sau: http://ultrasurf.us/download/u.zip để download phiên bản mới nhất của UltraSurf. Sau khi down về, bạn chỉ cần giải nén ra, chạy chương trình đó lên là có thể vào VNMATH được ngay.

(Chương trình chạy được luôn mà không cần cài đặt vào máy. Nếu không tải được theo link trên, thì bạn truy cập thẳng vào trang chủ của Ultra để down. http://ultrasurf.us


Cách 2: Đổi DNS
Với Windows XP :
Click đúp vào biểu tượng Local Area Connection dưới Taskbar như sau (có thể thanh taskbar của bạn màu xanh và bé hơn, tuy nhiên như nhau cả, mình dùng giao diện classic cho nhẹ):

Click chọn Properties


Click đúp vào Internet Protocol (TCP/IP)


Sau đó các bạn chọn và điền như mình


Sau đó click OK --> OK cuối cùng Close, nếu cần thiết thì có thể Repair lại là xong.

Với Windows Vista :
Vào Control Panel --> Network and Sharing Center --> View Status -->Properties --> Chọn Internet Protocol Version 4 --> Nhấn vào đó chọn Properties --> sau đó chọn Use the following DNS Server and addresses rồi điền 4.2.2.3 và 4.2.2.4 như trên rồi Apply và Ok là xong

Windows 7 làm tương tư.
Cách 3: DÙNG PHẦN MỀM HOTSPOT SHIELD
Phần mềm dựa trên Nguyên lý hoạt động là thay đổi địa chỉ mạng (IP) trên máy bạn trở thành một địa chỉ tại Mỹ, do đó các trang web sẽ bị “đánh lừa” và bạn có thể thoải mái vào VNMATH cũng như hàng ngàn website bị giới hạn truy cập khác
* Cài đặt siêu nhanh
Bạn chỉ cần nhấp chuột vào đây để tải Hotspot Shield phiên bản mới nhất. Sau đó kích đúp vào tệp tin vừa tải về, cửa sổ cài đặt xuất hiện. Bỏ dấu tick ở dòng Include the Hotspot Shield Community Toolbar nếu bạn không muốn cài thanh công cụ của Hotspot Shield rồi nhấn vào Install.
Quá trình cài đặt diễn ra rất nhanh, cuối cùng nhấn vào Finish để kết thúc, chương trình tự động khởi động ngay sau đó. Khi bạn thấy xuất hiện biểu tượng của Hotspot Shield hình chiếc khiên màu xanh ở góc phải màn hình, thì lúc đó bạn có thể vào facebook được rồi đó.





11 19 cách vào Facebook khi bị chặn

** Sử dụng siêu dễ
Cách làm này đảm bảo 100% bạn sẽ vào được Facebook, nó chỉ có 1 nhược điểm nhỏ là khi đang ở trạng thái hoạt động, tốc độ truy cập các trang web trong nước sẽ chậm đi một chút. Nếu cảm thấy tốc độ vào mạng quá chậm, bạn có thể tạm ngưng Hotspot Shield lại bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng chiếc khiên màu xanh góc dưới bên phải màn hình rồi chọn Disconnect/OFF.





12 19 cách vào Facebook khi bị chặn

Một cửa sổ web hiện ra, nhấp chuột vào Disconnect để vô hiệu hóa Hotspot Shield tạm thời. Khi đó biểu tượng chiếc khiên góc dưới cùng bên tay phải sẽ chuyển sang màu đỏ. Khi nào cần vào lại VNMATH, bạn chỉ cần nhấp chuột phải vào biểu tượng chiếc khiên rồi chọn Connect/ON.


13 19 cách vào Facebook khi bị chặn


Tags: Truy cap blogspot khi bi chan, truy cap VNMATH khi bi chan, cach vao VNMATH, cach truy cap VNMATH

Tuesday, June 12, 2012

TAQUIN - Trò chơi với bảng 15 số

Tuyển Sinh Đại học - Cắt 10 mảnh bìa cứng hình vuông, trên đó có ghi lần lượt các số 1, 2,..., 15 và kẻ trên mặt bàn một bảng vuông kích thước 4 x 4 sao cho mỗi ô lớn hơn mảnh bìa một chút, bạn đã có trong tay một trò chơi tên gọi Ta-quyn (TAQUIN), một trò chơi đã làm say mê nhiều người, kể cả các nhà toán học ở nửa cuối thế kỉ XIX.

Cách chơi như sau xếp tuỳ ý 15 mảnh bìa mỗi mảnh vào một ô của bảng vuông, để trống ô góc dưới bên phải.

Lần lượt chuyển dịch các mảnh bìa kề nhau chỉ bằng cách đổi chỗ vào ô trống, không được nhấc khỏi mặt bàn. Ví dụ, trong hình vẽ, nếu thoạt tiên chuyển 14 vào ô trống thì chỉ có 6 hoặc 11 được dịch tiếp vào chỗ của 14 vừa đi khỏi, nếu 6 đi vào ố 14 thì tiếp theo, có thể 15; 1; 13 được xê dịch vào ô của 6 vừa đi khỏi, v.v… Đích cuối cùng của trò chơi là xếp được 15 mảnh bìa đó thành liên tục từ trái qua phải và trên xuống dưới từ 1 đến 15, còn góc dưới bên phải vẫn là ô trống.

Một nhà nghiên cứu các trò chơi người Hoa Kỳ là Loi (S.Loyd) đã giới thiệu trò chơi này lần đầu vào những năm 60 của thế kỉ 19. Về sau, một nhà Toán học pháp là Lu-ca (E. Lucas, 1842-1891) đã nghiên cứu tính chất toán học của trò chơi này.

Người ta đã chứng tỏ được rằng từ số 1 đến số 13 bao giờ cũng có thể xếp lại đúng yêu cầu, nhưng hai số 14 và 15 khó nhất. Chưa ai dám đảm bảo xếp chúng vào đúng chỗ từ mọi lần sắp xếp tuỳ ý lúc đầu. Chính S. Loyd đã từng đặt giải 1000 đô-la cho ai tìm cách xếp lại được một bảng đã sắp sẵn 13 số đầu đúng chỗ chỉ còn hai số 14 và 15 đổi chỗ cho nhau là chưa đúng mà thôi.

Ở một số nước Châu Âu, ngày nay trò chơi này vẫn tồn tại và để thêm phần thú vị, người ta thay 15 số bằng 15 mảnh ghép khít, nếu xếp được đúng thứ tự thì sẽ tạo thành một tấm hình ngộ nghĩnh, vui mắt được vẽ sẵn trên đó.

Định lí: Tồn tại một nền toán học Việt nam của Grothendieck

Tuyển Sinh Đại học - Đó là một trong những “Định lí tồn tại” nổi tiếng nhất của một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỉ XX: Alexandre Grothendieck. Ông đã chứng minh “định lí tồn tại” nổi tiếng của mình không phải theo cách thường dùng để chứng minh các “định lí Grothendieck” nổi tiếng khác. Lần này, thế giới toán học được biết đến một phương pháp chứng minh mới của Grothendieck: ông chứng minh định lí trên bằng chuyến đi của mình dến miền Bắc Việt Nam trong thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Sau khi từ Việt nam trở về, tháng 11 năm 1967, Grothendieck đã viết một bài về chuyến đi của mình, kết thúc bằng câu :” Tôi đã chứng minh một trong những định lí quan trọng nhất của mình, đó là: Tồn tại một nền toán học Việt Nam”. Bài viết đó nhanh chóng trở thành nổi tiếng trong thế giới toán học, bởi vì bất cứ điều gì mà Grothendieck viết ra đều là điều mà mọi người làm toán quan tâm. Phải nói rằng, không phải Grothendieck chỉ “chứng minh” sự tồn tại của nền toán học Việt nam, mà chính ông đã góp phần vào “sự tồn tại” đó. Tôi hiểu điều này một cách rõ ràng khi, rất nhiều năm sau chuyến đi của Grothendieck, nhiều đồng nghiệp nước ngoài nói với tôi rằng, họ biết dến nền toán học Việt nam từ sau khi đọc bài viết của Grothendieck. Và cũng nhiều lần, tôi phải kể lại tường tận những gì tôi đã được chứng kiến, những gì Grothendieck đã làm trong chuyến đi thăm Việt nam. Bản thân sự kiện Grothendieck đến Việt Nam đã là điều đáng ngạc nhiên. Ông, người được trao giải thưởng Fields, người mà bất kì một trường đại học lớn nào cũng lấy làm vinh dự khi ông đến thăm, lại đi đến Việt nam đang dưới bom đạn ác liệt? Nhưng, để có thể hình dung tại sao những điều Grothendieck viết ra lại có ảnh hưởng to lớn như vậy trong thế giới toán học, xin được nói đôi lời về ông.

Alexandre Grothendieck là một trong những nhà toán học được nhắc đến nhiều nhất của thế kỷ 20. Dĩ nhiên người ta nhắc đến ông trước hết vì những đóng góp to lớn của ông cho toán học, nhưng cũng vì ông là một con người với thiên tài kì lạ, cá tính kì lạ. Mặc dù ông đã viết hơn 1000 trang hồi ký, người ta vẫn biết rất ít về cuộc sống riêng của ông! Bởi thế, nhiều điều trong tiểu sử của ông vẫn còn là bí ẩn, đôi khi chỉ là những “truyền thuyết”. Những điều tôi viết sau đây dựa rất nhiều vào những lời kể của một số bạn bè gần gũi của ông.

Alexandre Grothendieck không phải là người có một thời thơ ấu êm ả và thuận lợi. Cha ông họ là Shapiro (không rõ tên là gì), sinh khoảng năm 1890 trong một thị trấn nhỏ thuộc Nga, gần giao điểm của ba nước Nga, Ucraina, Bêlôruxia. Giòng họ Shapiro gồm những người Do Thái rất sùng đạo. Ông Shapiro tham gia vào phong trào cách mạng 1905 ở Nga, sau đó bị đày đi Xibêri hơn 10 năm trời. Ông được trả tự do năm 1917 khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, và là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng Xã hội – cách mạng cánh tả. Lúc đầu ông đi với những người Bônsêvich, nhưng sau đó rời bỏ họ. Thời kỳ này ở Châu Âu có nhiều phong trào cách mạng: Rosa Luxemburg ở Berlin, các Xôviết ở Munich, nhóm cách mạng của Bela Kun ở Hungari. Nước Nga bước vào cuộc nội chiến với sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau, trong đó có phái vô chính phủ do Makhnô cầm đầu ở Ucraina (nhân đây, nhắc lại mục tiêu khá buồn cười của Makhnô “Đánh cho bon Đỏ trắng bệch, đánh cho bọn Trắng đỏ nhừ!”. Đỏ: Hồng quân; Trắng: Bạch vệ). Cha của Grothendieck tham gia vào tất cả các phong trào đó! Trong những năm 20 ông sống chủ yếu ở Đức, gia nhập các nhóm chính trị, vũ trang của các đảng cánh tả chống lại Hitler và bọn Quốc xã. Tại Đức, Shapiro gặp Hanka Grothendieck, một phụ nữ Do Thái đến từ miền bắc nước Đức. Ngày 28 tháng 3 năm 1928, họ sinh người con trai đặt tên là Alexandre. Chỉ ít lâu sau, Hitler lên cầm quyền, và từ năm 1933, nước Đức trở nên rất nguy hiểm đối với những nhà cách mạng Do Thái. Cha mẹ của Alexandre lánh nạn sang Pháp, để lại con trai mình trong một trường tư thục gần Hamburg. Năm 1936 cuộc nội chiến Tâybannha bùng nổ. Ông Shapiro tham gia trong đoàn quân chống phát xít Franco. Khi những người cộng hoà Tâybannha thất bại, ông bị đưa vào nhà tù ở Vernet, sau đó chuyển về trại tập trung Ausschwitz (Ôtsơvenxim) và chết tại đó năm 1942.

Hanka Grothendieck cùng với con trai Alexandre sống sót một cách may mắn trong một nước Pháp bài Do Thái dưới thời Thống chế Pêtanh. Họ được những người kháng chiến theo đạo Tin lành ở Cévennes che chở. Mục sư Trocmé, hiệu trưởng trường Lyxê Tin Lành ở Cévennes biến vùng đó thành trung tâm kháng chiến chống bọn chiếm đóng quốc xã. Alexandre Grothendieck được học và sống ngay trong trường đó.

Về thời kỳ đó, Grothendieck viết trong «Récoltes et semailles. Réflexions et témoignages sur un passé de mathématicien » : “Tôi học năm đầu lycée tr­ước hết ở Đức, sau đó ở Pháp. Năm 1940 là năm đầu tiên tôi học lycée bên Pháp. Lúc đó là chiến tranh. Mẹ tôi và tôi bị giam trong trại tập trung ở Rieucros, gần Mende. Tôi là đứa trẻ lớn nhất ở trại và là đứa duy nhất đi học lycée. Trời tuyết hay trời gió, tôi đi tới tr­ường với những đôi giày tạm, bị thấm nư­ớc. Mấy năm cuối chiến tranh, trong lúc mẹ tôi vẫn bị giam ở trại tập trung, tôi sống ở một nhà giành cho trẻ con tị nạn của “Secours Suisse” ở Chambon sur Lignon. Phần lớn bọn trẻ chúng tôi là ng­ời Do Thái, và khi cảnh sát địa ph­ương báo cho chúng tôi là bọn Gestapo sắp vây lùng, chúng tôi chạy vào rừng ẩn náu độ một hai đêm, đi từng nhóm hai hay ba ng­ười, không ý thức lắm về mối hiểm nguy chết ng­ười. Vùng Cévennes đầy những ng­ười Do Thái ẩn náu, và nhiều ng­ười sống sót nhờ tình đoàn kết của dân địa ph­ương. Ở đây, tôi đi học ở “Collège Cévenol” cho đến năm 1945. Giữa 1945 và 1948 tôi là sinh viên ở đại học Montpellier. Mẹ tôi và tôi sống ở xóm nhỏ Mairargner heo hút, cách Montpellier độ hơn chục cây số .Chúng tôi sống tằn tiện bằng cái học bổng sinh viên nghèo nàn của tôi. Để sống đ­ược qua ngày, mỗi hè tôi đi hái nho; và lại có cả cái vư­ờn nữa cho chúng tôi rau quả. Đó là một cuộc sống t­ươi đẹp, trừ khi phải đối mặt với những tiêu pha như­ thay gọng kính hay đôi giày mòn vẹt cả đế …”.

Sau hai năm học ở Montpellier, mùa thu năm 1948, Grothendieck được các thầy giáo giới thiệu lên Paris theo học ở Ecole Normale Superieure với Elie Cartan, một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất thời đó. Đó là điểm kết thúc thời niên thiếu, và bắt đầu một thời kỳ vinh quang của Grothendieck, từ 1949 đến 1970.

Sau một năm ở Paris, Grothendieck chuyển đến Nancy, làm việc dưới sự hướng dẫn của Dieudonné. Thời kỳ này anh quan tâm nhiều đến Giải tích hàm. Bản luận án tiến sĩ quốc gia “Tích tenxơ tôpô và các không gian hạch” của Grothendieck, bảo vệ năm 1950, đã trở thành kinh điển, và là điểm khởi đầu cho lý thuyết hình học các không gian Banach. Cũng thời kỳ này, Grothendieck gia nhập nhóm Bourbaki, cùng với Henri Cartan, Dieudonné, André Weil và một số người khác.

Từ năm 1950, Grothendieck nhận được tài trợ của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp. Ông làm việc ở trường Đại học tổng hợp Sao Paulo (Braxin) trong hai năm 1953-1955, sau đó chuyển về Đại học Kansas (Hoa Kỳ). Chính trong thời kỳ này, mối quan tâm của ông chuyển từ Giải tích hàm sang Tôpô và Hình học. Năm 1956 ông trở về Pháp, làm Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.

Năm 1959 đánh dấu một cái mốc quyết định trong sự nghiệp của Grothendieck. Đó là năm ông nhận một “ghế” ở Viện nghiên cứu khoa học cao cấp (Institut des Hautes Etudes Scientifiques, nổi tiếng với tên gọi tắt là IHES) vừa mới thành lập, đặt tại Bures-sur-Yvette, trong vùng thung lũng Essonne xinh đẹp gần Paris. Người ta thường nói, những năm Grothendieck ở IHES (1959-1970) là những năm vàng (Golden Age) của cuộc đời ông. Tại đây, dưới sự lãnh đạo của Grothendieck đã xuất hiện một trường phái mới của toán học. IHES trở thành trung tâm lớn nhất thế giới về Hình học đại số. Nhờ Grothendieck, Hình học đại số mang một diện mạo mới, sau thời kỳ phát triển hoàng kim của nó với “trường phái Italia” nổi tiếng (với những tên tuổi như Frobenius, Castelnuovo, Fano,…). Cùng với việc đưa vào khái niệm “lược đồ” (Scheme), Grothendieck “đại số hoá” những tư tưởng hình học rực rỡ của trường phái Italia, đưa đến cho hình học đại số những công cụ tính toán mạnh mẽ. Hơn thế nữa, các công trình của Grothendieck cho ta khả năng nhìn nhận toán học hiện đại trong một thể thống nhất: các định lý của ông là sự hợp nhất của hình học, số học, tôpô và giải tích phức.

Khó có thể liệt kê hết những gì mà Grothendieck đã mang lại cho toán học. Đó là tích tenxơ tôpô, không gian hạch, đối đồng điều bó như là các hàm tử dẫn xuất, lược đồ, K- lý thuyết, Định lý Grothendieck-Riemann-Roch, định nghĩa đại số của nhóm cơ bản của một đường cong, xác định cấu trúc hình học thông qua các hàm tử, phàm trù phân thớ, hình thức luận của đối ngẫu địa phương và toàn cục, đối đồng điều étale, đối đồng điều crystalline, mô tả các L-hàm trong ngôn ngữ đối đồng điều, các “môtip”,…Thật khó hình dung được rằng, tất cả những tư tưởng lớn như thế của toán học chỉ xuất hiện trong một cái đầu, và chỉ trong khoảng 10 năm! Điều xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp của Grothendieck chính là cố gắng của ông nhằm “thống nhất” toàn bộ toán học, xoá nhoà ranh giới giữa hình học, đại số, số học, giải tích. Tư tưởng đó của Grothendieck có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của toán học hiện đại, và được thể hiện trong nhiều công trình của nhiều nhà toán học được giải thưởng Fields sau ông: Deligne, Drinfeld, Kontsevich, Voevodsky, Lafforgue, Ngô Bảo Châu.

Grothendieck đã góp phần làm cho IHES thực sự trở thành một trong vài ba trung tâm lớn nhất của toán học thế giới. Chỉ một chi tiết sau đây cũng cho ta thấy rõ điều đó: từ ngày thành lập đến nay, IHES mới có 10 người là “giáo sư chính thức” (professeur permanent) thì đã có 7 người đoạt giải Fields, đó là: Alexandre Grothendieck, René Thom, Jean Bourgain, Alain Connes, Pierre Deligne, Maxim Kontsevich, Laurent Laforgue.

Grothendieck đã làm một cuộc cách mạng thực sự trong toán học. Ông để lại dấu ấn của mình trong mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Người ta có thể nhận ra ảnh hưởng của Grothendieck ngay cả khi không thấy trích dẫn định lí cụ thể nào của ông. Điều này cũng giống như ảnh hưởng của Picasso đến thẩm mĩ của thời đại chúng ta: ta nhận ra Picasso không chỉ qua các bức hoạ của ông, mà thấy Picasso ngay trong hình dáng của những vật dụng hàng ngày.

Việc Grothendieck đột ngột rời bỏ IHES, và nói chung, rời bỏ toán học năm 1970, vào thời kì thiên tài của ông đang ở đỉnh cao, đã làm xôn xao giới toán học. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn không thật hiểu rõ tại sao. Nhiều người cho rằng ông không đồng ý với việc IHES nhận một số tiền tài trợ của các cơ quan quân sự (vào thời điểm đó, số tiền này là vào khoảng 3,5% ngân sách của Viện). Ông là người luôn có những quan điểm riêng của mình, và có thể là như nhiều người quan niệm, ông khá “ngây thơ” về chính trị. Giáo sư Louis Michel kể lại: có một lần, ông chỉ cho Grothendieck xem bản thông báo về một hội nghị quốc tế mà Grothendieck được mời làm báo cáo viên chính. Trong phần liệt kê các cơ quan tài trợ có NATO, và Michel hỏi Grothendieck xem có biết NATO là gì không, thì Grothendieck trả lời “không”! Sau khi được giải thích NATO là gì, Grothendieck đã viết thư cho ban tổ chức hội nghị để phản đối. Và cuối cùng, vì không muốn mất Grothendieck, ban tổ chức đành chịu mất NATO!

Vậy mà con người có vẻ như ngây thơ về chính trị, không biết NATO là gì, đã đến thăm và giảng bài tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Một số người bạn gần gũi với ông, như giáo sư Pierre Cartier, cho rằng Việt Nam chính là một trong những nguyên nhân làm thay đổi quan niệm của Grothendieck. Nhìn thấy những gì chiến tranh mang lại cho loài người, Grothendieck nghi ngờ về ý nghĩa của khoa học. Ông cho rằng khoa học đã bị lợi dụng để làm hại loài người. Chuyến thăm Việt Nam của ông đã gây một tiếng vang lớn trong cộng đồng toán học quốc tế. Khi đến Việt nam (năm 1967), ông đọc bài giảng về Đại số đồng điều tại Hà Nội. Thường thì Giáo sư Tạ Quang Bửu (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) hoặc Giáo sư Đoàn Quỳnh phiên dịch cho ông. Người ta thật sự kinh ngạc vì sự bình tĩnh của ông: các bài giảng của ông thường bị ngắt quãng vì những lần máy bay Mỹ bắn phá thành phố. Vậy mà ông, người đến từ một đất nước đã từ lâu không có chiến tranh, không hề tỏ ra mảy may lo sợ. Nhưng rồi thì các bài giảng của ông cũng phải chuyển lên khu sơ tán, vì không thể nào giảng bài khi mà buổi học bị ngắt quãng hàng chục lần vì máy bay. Ở khu sơ tán, có một hình ảnh về ông mà không bao giờ tôi quên. Đó là có một lần, tôi thấy ông cởi trần ngồi đọc sách, cái áo ướt màu “phòng không” (tên gọi của “màu cỏ úa” thời chiến tranh) vắt trên bụi sim. Hỏi ra mới biết, ông giành toàn bộ va li của mình để mang theo sách vở sang tặng các nhà toán học Việt nam, và chỉ có bộ quần áo duy nhất mặc trên người! Vậy nên mỗi lần giặt, ông phải chờ quần áo khô để mặc lại chứ không có quần áo để thay! Trong thời gian ông ở Việt Nam, mỗi tuần ông đều nhịn ăn ngày thứ sáu. Khi các nhà toán học Pháp biết chuyện, họ đều rất ngạc nhiên vì không thấy ông có thói quen đó khi ở Pháp. Và người ta cho rằng chỉ có thể có một cách giải thích: ông muốn tiết kiệm một phần lương thực cho Việt Nam! Theo lời ông nói, chuyến đi Việt Nam đã làm ông thật sự ngạc nhiên: ở một đất nước ngày đêm phải đối đầu với cuộc chiến tranh ác liệt bậc nhất trong lịch sử, người ta vẫn dạy toán, học toán, và biết đến những thành tựu hiện đại nhất của toán học! Từ sự ngạc nhiên đó, ông đã công bố “định lí” của mình trong bài viết về chuyến thăm Việt Nam (được lưu hành rất rộng rãi thời đó ở các trường đại học phương Tây): “Tồn tại một nền toán học Việt Nam“.

“Định lí” trên đây của Grothendieck đã làm thế giới toán học biết đến nền toán học Việt Nam trong chiến tranh. Chuyến đi của Grothendieck đã mở đầu cho một loạt chuyến đi thăm và giảng bài của nhiều nhà toán học lớn đến Việt Nam, trong đó nhiều nhất vẫn là các nhà toán học Pháp: L. Schwartz, A. Martineau, P. Cartier, B. Malgrange, Y. Amice,…Có thể nói chuyến đi của Grothendieck là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác khoa học giữa các nhà toán học Việt nam và các nhà toán học Pháp.

Từ sau năm 1993, Grothendieck không còn địa chỉ bưu điện nữa, không ai có thể liên lạc với ông, ngoại trừ một số người bạn gần gũi. Ông sống trong một căn nhà nhỏ bên sườn dãy Pyrénées. Có lẽ bộ óc lớn bậc nhất của toán học đó đang muốn giành thời gian suy ngẫm về cuộc đời. Cả cuộc đời ông là một chặng đường gian nan đi tìm chân lý. Nếu như các chân lý toán học tìm đến với ông nhiều một cách đáng ngạc nhiên, thì trong cuộc đời, như Cartier nói, Grothendieck không tìm được cho mình một chỗ mà ông thấy thoả mãn. Trong rất nhiều năm, ông không phải là công dân của một quốc gia nào, và đi khắp nơi trên thế giới với tấm hộ chiếu của Liên hợp quốc. Xuất thân trong một gia đình Do Thái giáo truyền thống, Grothendieck được những người kháng chiến theo đạo Tin Lành che chở, và cuối cùng, ông quan tâm nhiều đến Phật Giáo. Ông luôn sống theo những nguyên tắc của riêng mình, và nhiều khi cảm thấy thất vọng trước cuộc sống.

Cuộc đời Grothendieck là một cuộc đời đầy vinh quang, đầy bi kịch, mang đậm chất “tiểu thuyết”, mà trong một bài viết nhỏ không thể nào nói hết được.

Nguồn: hahuykhoai

Monday, June 11, 2012

Maxim Kontsevich giành giải thưởng Shaw cho Toán học năm 2012 (1 triệu USD)

Tuyển Sinh Đại học - Giải thưởng Shaw cho Khoa học Toán học năm 2012 đã được trao cho Maxim Kontsevich vì “những công trình nghiên cứu tiên phong của ông trong Đại số, Hình học và Vật lý toán, và nói riêng trong Lượng tử biến dạng, Tích phân motiv và đối xứng gương”.



Maxim Kontsevich sinh năm 1964 tại Khimki, Nga và trở thành công dân Pháp năm 1999. Kontsevich là giáo sư cơ hữu của Viện Nghiên cứu cao cấp Pháp (IHES, l’Institut des Hautes Études Scientifiques) và giữ chức chủ tịch AXA-IHÉS về Toán. Năm 1992 ông nhận bằng PhD từ Đại học Bonn, Đức và trong khoảng thời gian từ 1990 đến 1993, ông đã làm việc tại nhiều viện nghiên cứu khác nhau, bao gồm Viện Max Planck, Đại học Harvard Viện nghiên cứu cao cấp về Toán IAS, Princeton. Ông nhận vị trí Giáo sư tại Đại học California, Berkeley từ 1993 đến 1995. Ông còn là giáo sư đặc biệt của Đại học Miami, Hoa Kỳ.

Giải thưởng Shaw kèm theo khoản tiền mặt trị giá 1 triệu USD. Giải thưởng Shaw, được thành lập dưới sự bảo trợ của ông Run Run Shaw (tên tiếng Hoa là Thiệu Dật Phu) vào tháng 11 năm 2002, được quản lý và quản lý bởi The Shaw Prize Foundation có trụ sở tại Hong Kong.


Các giải thưởng ông từng nhận được bao gồm Giải thưởng Henri Poincaré năm 1997, Giảithưởng Fields năm 1998, và giải thưởng Crafoord năm 2008.

Xem thêm:

  • Giải thưởng Shaw 2010.


  • Giải thưởng Shaw 2011.

[THÔNG BÁO] Thi thử Đại học lần 8 Toán, Lý, Hoá, Sinh offline tổ chức bởi VNMATH


Tuyển Sinh Đại học - Kế hoạch thi thử lần 8 môn Toán, Lý, Hoá, Sinh:

Ngày 17-18/06/2012 thi thử môn Toán, Lý, Hoá, Sinh tại Trung tâm Thanh Thiếu Nhi, 57 Lâm Hoằng, Huế. Cụ thể là
7h00 sáng 17/6 thi thử môn Toán khối A, B, D.
7h00 sáng 18/6 thi thử môn Hoá khối A, B.
9h00 sáng 18/6 thi thử môn Lý, khối A 2012 và Sinh, khối B 2012.

Nhân đây Tuyển Sinh Đại học xin giải đáp thắc mắc của hơn 100 độc giả thân thiết (do không có đủ thời gian viết thư trả lời cho từng người). Mong các bạn thông cảm.


Độc giả hỏi: Tại sao lại thu phí thấp như vậy? Có cần họ tài trợ và kêu gọi tài trợ để tổ chức trong những lần tiếp theo không? Các đợt thi đã diễn ra như thế nào? Thông tin thêm là thí sinh muốn thi thử tại Đại học Sư phạm Hà Nội và nhiều nơi khác phải đóng lệ phí là 40.000VND/1 môn, riêng môn Anh văn là 45.000VND.

VNMATH trả lời:
Với phương châm "Trao đổi để học hỏi - Sẻ chia để vươn lên", VNMATH mong muốn tạo điều kiện cho mọi thi sinh có cơ hội thử sức tâm lí, quen các dạng đề mới lạ cũng như không khí thi cử và đạt kết quả cao trong kì thi Đại học sắp tới.
VNMATH xin gửi lời cảm ơn các quý thầy cô và bạn đọc yêu toán đã nhiệt tình chia sẻ các đề thi mới, hay. Cảm ơn các thầy cô đã tình nguyện bỏ nhiều thời gian vàng ngọc để tham gia ra đề, chấm thi và coi thi. Cảm ơn các bạn thí sinh đã đồng hành cùng VNMATH.
Nói chung, 7 lần thi diễn ra khá thành công dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí và kinh nghiệm tổ chức. VNMATH cũng rất vui nếu được sự tài trợ và ủng hộ của tất cả các tổ chức, cá nhân. Mọi đóng góp xin vui lòng liên hệ: admin(at)vnmath.com.
Lưu ý: Đợt này có nhiều thí sinh ở các tỉnh khác sẽ đến thi nên số lượng thí sinh dự kiến sẽ đông hơn hẳn các lần trước nhưng số lượng phiếu có hạn nên bạn cần đăng kí sớm.

Phiếu dự thi có bán tại 49 Lê Lợi (quán ảnh Dũng Dư) và 54 Tùng Thiện Vương, thành phố Huế từ 11/6 đến 16/6/2012. Nhiều bạn đã mua phiếu ngay sau khi thi xong môn Toán lần 6. Các bạn ở xa nếu không có điều kiện mua phiếu thì hãy nhanh tay gọi điện hoặc email cho VNMATH đăng kí trước để tiện cho ban tổ chức sắp xếp.

Lệ phí: 20.000VND/1 môn. Đặc biệt 50.000VND/3 môn.

Thông tin về đường đi và địa điểm bán phiếu xem ở đây.

Điểm thi công bố trên VNMATH vào thứ 5 hàng tuần. Nhận lại bài thi vào sau buổi thi kế tiếp.

Giải đáp thắc mắc và đặt phiếu qua email: supportvnmath.com
Hoặc gọi đến số điện thoại: 01293997872


Giải chi tiết Đề thi thử ĐH môn Lý của Sư phạm Hà Nội năm 2012

Tuyển Sinh Đại học - Tiếp tục bài viết Giải chi tiết Đề thi thử môn Hóa năm 2012 vào ĐHSP Hà Nội, VNMATH xin giới thiệu hướng dẫn giải chi tiết các đề thi thử môn Vật lí năm 2012 của Đại học Sư phạm Hà Nội của các thầy cô ra đề thi từ SPHN. Mỗi đề giải chi tiết từ 6 đến 12 trang. Dung lượng mỗi file khá lớn nên không gom lại 1 file để download được.

Đề và đáp án lần 1. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 1 môn Lý năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Download file PDF.

Đề và đáp án lần 2. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 2 môn Lý năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Download file PDF.

Đề và Đáp án lần 3. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 3 môn Lý năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Download file PDF.

Đề và đáp án lần 4. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 4 môn Lý năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Đang cập nhật.

Đề và đáp án lần 5. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 5 môn Lý năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Đang cập nhật.

Đề và đáp án lần 6. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 6 môn Lý năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Đang cập nhật.

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 7 môn Lý năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Đang cập nhật.

Sunday, June 10, 2012

Giải chi tiết các đề thi thử môn Hóa năm 2012 của Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhiều đề thi thử môn Lý Hóa Sinh trên Tuyển Sinh Đại học chỉ có đáp án kiểu ABCD nên có nhiều câu khó các bạn chưa lí giải được kết quả cho trong đáp án.

Nhằm giúp đỡ các bạn giải quyết một phần nào đó, Tuyển Sinh Đại học xin giới thiệu hướng dẫn giải chi tiết các đề thi thử môn Hóa năm 2012 của Đại học Sư phạm Hà Nội của các thầy cô ra đề thi từ SPHN. Mỗi đề giải chi tiết từ 7 đến 12 trang. Dung lượng mỗi file khá lớn nên không gom lại 1 file để download được. Lời giải chi tiết các đề thi thử môn Lý sẽ được cập nhật vào ngày mai.

Đề và đáp án lần 1. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 1 môn Hóa năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Download file PDF.

Đề và đáp án lần 2. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 2 môn Hóa năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Download file PDF.

Đề và Đáp án lần 3. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 3 môn Hóa năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Download file PDF.

Đề và đáp án lần 4. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 4 môn Hóa năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Download file PDF.

Đề và đáp án lần 5. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 5 môn Hóa năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Đang cập nhật.

Đề và đáp án lần 6. Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 6 môn Hóa năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Đang cập nhật.

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử số 7 môn Hóa năm 2012 của ĐH SP HÀ NỘI. Đang cập nhật.

Saturday, June 9, 2012

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2012 và đáp án [Cập nhật ngày 11/6]

Tuyển Sinh Đại học - xin giới thiệu một số đề thi thử vào lớp 10 năm 2012.

[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở GD Hà Tĩnh, 38 đề thi khác), tất cả đều là file word, dễ dãng chỉnh sửa. Tuyển Sinh Đại học

Đầu tiên là đề thi thử vào lớp 10 môn Toán dành cho các thí sinh thi vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Huế và đáp án.

Đề thi vào lớp 10 của trường THPT chuyên ĐHSP HN, ĐH KHTN Hà Nội, PTNK ĐH QG TPHCM năm học 2012 - 2013 đã được cập nhật ở đây.

Friday, June 8, 2012

Tổng hợp đề thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 các tỉnh [Cập nhật ngày 14/6]

Kì thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 đã đến. Nhằm cung cấp cho bạn đọc các đề thi lớp 10 mới nhất, nhanh nhất Tuyển Sinh Đại học sẽ lần lượt giới thiệu các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn toán và các môn khác của các tỉnh, các trường chuyên trên cả nước.

Trước tiên là đề thi vào lớp 10 chuyên Đại học sư phạm Hà Nội và lớp 10 PTNK TP. HCM vừa diễn ra vào ngày 6/6/2012. Các đề khác sẽ lần lượt được cập nhật trong bài viết này. Mời các bạn đón xem. Link download nếu có sẽ được cung cấp trong phần nhận xét cuối bài bài viết.

Đề thi vào lớp 10 môn Toán chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2012 - 2013 (vòng 1, ngày 6/6/2012)
Câu 1 (2 điểm). Cho biểu thức:
$$P = \left( {\frac{{\sqrt {a - b} }}{{\sqrt {a + b} + \sqrt {a - b} }} + \frac{{a - b}}{{\sqrt {{a^2} - {b^2}} - a + b}}} \right).\frac{{{a^2} + {b^2}}}{{\sqrt {{a^2} - {b^2}} }}$$
với $a>b>0$.
a) Rút gọn $P$.
b) Biết $a-b=1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $P$.

Câu 2 (2 điểm). Trên quãng đường AB dài 210 km, tại cùng một thời điểm, một xe máy khởi hành từ A đi về B và một ô tô khởi hành từ B về A, Sau khi gặp nhau, xe máy đi tiếp 4 giờ nữa thì đến B và ô tô đi tiếp 2 giờ 15 phút nữa thì đến A. Biết rằng xe máy và ô tô không thay đổi vận tốc trên suốt chặng đường. Tính vận tốc của xe máy và của ô tô.

Câu 3 (2 điểm). Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho parabo $(P):y=-x^2$ và đường thẳng $(d):y=mx-m-2$ ($m$ là tham số).
a) Chứng minh rằng khi $m$ thay đổi, $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại 2 điểm phân biệt có hoành độ $x_1,x_2$.
b) Tìm $m$ để $|x_1-x_2|=\sqrt{20}$.

Câu 4 (4 điểm). Cho tam giác $ABC$. Đường tròn $(\omega )$ có tâm $O$ và tiếp xúc với các đoạn thằng $AB, AC$ tương ứng tại $K, L$. Tiếp tuyến $(d)$ của đường tròn $(\omega )$ tại điểm $E$ thuộc cung nhỏ $KL$, cắt các đường thằng $AL, AK$ tương ứng tại $M, N$. Đường thẳng $KL$ cắt $OM$ tại $P$ vằ cắt $ON$ tại $Q$.
a) Chứng minh $\widehat{MON} = {90^0} - \frac{1}{2}\widehat{BAC}$.
b) Chứng minh rằng các đường thẳng $MQ, NP$ và $OE$ cùng đi qua 1 điểm.
c) Chứng minh $KQ.PL=EM.EN$.

Câu 5 (1 điểm). Cho các số thực dương $x, y$ thỏa mãn điều kiện $\sqrt{xy}(x-y)=x+y$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=x+y$.
Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán Tin Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2012 - 2013 (vòng 2, ngày 7/6/2012, dùng cho thí sinh thi vào lớp chuyên Toán và chuyên Tin)
Câu 1 (1,5 điểm)Giải phương trình : $\sqrt{x^{2}+2x+2\sqrt{x^{2}+2x-1}}+2x^{2}+4x-4 =0$
Câu 2 (2 điểm)
a, Cho các số $a,b,c$ đôi một phân biệt và thỏa mãn $ a^2(b+c)=b^2(a+c)=2012$
Tính giá trị của biểu thức : $ M= c^2(a+b) $
b, Cho 5 số nguyên dương đôi một phân biệt sao cho mỗi số dương trong chúng không có ước số nguyên tố nào khác 2 và 3. Chứng minh rằng trong 5 số đó tồn tại 2 số mà tích của chúng là một số chính phương.
Câu 3 (2 điểm)
Cho nó số thực $ x_1 , x_2 ,...., x_n $ với $n\geq 3$. Ký hiệu $\max\{x_1,x_2,...,x_n\}$ là số lớn nhất trong các số $x_{1},x_{2},...,x_n$. Chứng minh rằng
$\max\{x_{1},x_{2},...,x_n\}\geq \frac{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}{n}+\frac{\left |x_{1}-x_{2} \right |+\left | x_{2}- x_{3} \right |+....+\left | x_{n-1}-x_{n} \right |+\left | x_{n}-x_{1} \right |}{2n}$.
Câu 4 ( 1,5 điểm)
Trong một lớp học có 36 bàn học cá nhân, được xếp thành 4 hàng và 9 cột (các hàng được đánh số từ 1 đến 1, các cột được đánh số từ 1 đến 9 ). Sĩ số học sinh của lớp là 35. Sau một học kỳ, cô giáo chủ nhiệm xếp lại chỗ ngồi cho các bạn học sinh trong lớp. Đối với mỗi học sinh của lớp, giả sử trước khi chuyển chỗ, bạn ngồi ở bàn thuộc hàng thứ $m$, cột thứ $n$ và sau khi chuyển chỗ, bạn ngồi ở bàn thuộc hàng $a_m$, cột thứ $a_n$, ta gắn cho bạn đó số nguyên $ (a_{m} + a_n ) - (m+n)$. Chứng minh tổng của 35 số nguyên gắn với 35 bạn học sinh không vượt quá 11.
Câu 5 (3 điểm)
Cho hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn $\left ( O \right )$. Điểm M thuộc cung nhỏ CD của $\left ( O \right )$, M khác C và D. MA cắt DB, DC theo thứ tự tại X ,Z ; MB cắt CA, CD tại Y,T; CX cắt DY tại K.
a, Chứng minh rằng góc MXT = TXC , MYZ = ZYD và góc CKD = $135^{o} $.
b, Chứng minh rằng $\frac{KX}{MX}+\frac{KY}{MY}+\frac{ZT}{CD} =1$.
C, Gọi I là giao điểm của MK và CD. Chứng minh rằng XT, YZ, OI cùng đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác KZT.



Đề thi vào lớp 10 môn Toán trường Phổ thông năng khiếu (PTNK) Đại học Quốc gia TP. HCM năm học 2012 - 2013
Câu I:
1) Giải hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l} {(x - y)^2} = 2z - {z^2}\\ {(y - z)^2} = 2x - {x^2}\\ {(z - x)^2} = 2y - {y^2} \end{array} \right.\]
2) Cho hình vuông $ABCD$ cạnh $a$. M và N là hai điểm lần lượt nằm trên cạnh AB và BC sao cho $\frac{AM}{AB}=\frac{CN}{CB}=x$ với $0<x<1$. Các đường thẳng qua $M,N$ song song với BD lần lượt cắt AD tại Q và CD tại P. Tính diện tích tứ giác $MNPQ$ theo $a$ và $x$ và tìm x sao cho diện tích này lớn nhất.
Câu II: Số nguyên dương $n$ được gọi là số điều hòa nếu như tổng các bình phương của các ước dương của nó (kể cả 1 và $n$) đúng bằng $(n+3)^2$.
a) Chứng minh rằng số $287$ là số điều hòa.
b) Chứng minh rằng số $n=p^3$ (p nguyên tố) không phải là số điều hòa.
c) Chứng minh rằng nếu số $n=pq$ ($p,q$ là các số nguyên tố khác nhau) là số điều hòa thì $n+2$ là số chính phương.
Câu III:
a) Tìm giá trị $x\in R$ thỏa mãn $x^2-5x+4+2\sqrt{x-1}\geq 0$
b) Chứng minh rằng với các số không âm $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=3$. Ta có bất đẳng thức $$\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\geq ab+bc+ac$$
Câu IV: Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$. Trên đường thẳng vuông góc với $AB$ tại $B$ ta lấy điểm $D$ di động cùng phía với $C$ đối với đường thẳng $AB$.
a) Chứng minh rằng nếu $AC+BD<CD$ thì trên cạnh AB tồn tại hai điểm $M,N$ sao cho $\widehat{CMD}=\widehat{CND}=90^0$
b) Giả sử điều kiện trên được thỏa mãn. Đường thẳng qua $A$ song song với $MD$ cắt đường thẳng qua $B$ song song với $MC$ tại $E$. Chứng minh rằng đường thẳng $DE$ luôn đi qua một điểm cố định.
Câu V: Cho đa giác đều $n$ cạnh. Dùng 3 màu xanh,đỏ, vàng tô màu các đỉnh đa giác một cách tùy ý (mỗi đỉnh được tô bởi một màu và tất cả các đỉnh đều được tô màu). Cho phép thực hiện thao tác sau đây: chọn hai đỉnh kề nhau bất kì (nghĩa là hai đỉnh liên tiếp) khác màu và thay màu của hai đỉnh đó bằng màu còn lại.
a) Chứng minh rằng bằng cách thực hiện thao tác trên một số lần ta luôn luôn làm cho các đỉnh đa giác chỉ còn được tô bởi hai màu.
b) Chứng minh rằng với $n=4$ và $n=8$, bằng cách thực hiện thao tác trên một số lần ta có thể làm cho các đỉnh của đa giác chỉ còn được tô bởi một màu.
Đề thi mon toán vao lop 10 không chuyên PTNK 2012-2013

Bài 1:
Cho $x^3 -4x\sqrt{x} +m+1=0(1)$
a)Giải phương trình khi m=-33
b)Tìm m để phuơng trình (1) có đúng hai nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ thỏa $x_1^{6}+x_2^{6}=82$
Bài 2:
a)Giải phương trình $\sqrt{2x+7}-\sqrt{-3x-5}=1$
b)Giải hệ
$\begin{cases}x^2-2xy=1-2\sqrt{5}\\
xy-\frac{y^2}{10}=\sqrt{5}-\frac{1}{2}\end{cases}$
Bài 3:
a)Rút gọn $T=\frac{2\sqrt{a}+\sqrt{b}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}-\sqrt{b}-2}-\frac{2-\sqrt{ab}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}+\sqrt{b}+2}$
Tìm giá trị lớn nhất của T với a là số tự nhiên
b)Tìm 3 số tự nhiên liên tiếp biết tổng 3 tích của từng cặp số khác nhau của chúng là 1727
Bài 4:
Tổng kết học kỳ 2, 1 trường THCS có 60 học sinh không đạt học sinh giỏi, trong đó có 6 em từng đạt học sinh giỏi học kì 1, số học sinh giỏi của học kì 2 bằng $\frac{40}{37}$ số học sinh giỏi của học kì 1 và có 8% số học sinh của trường không đạt học sinh giỏi HK1 nhưng đạt học sinh giỏi HK2. Tìm số học sinh giỏi HK2 của trường biết số học sinh của trường không thay đổi trong suốt năm học
Bài 5:
Cho hình thang ABCD(AB//CD) nội tiếp (C) tâm O, bán kính R và có $\widehat{DAB}=105, \widehat{ACD}=30$
a)Tính $\frac{DB}{DC}$ và tính AB theo R
b)Tiếp tuyến của (C) tại B cắt DO, DA lần lượt tại M, N. Tính $\frac{MN}{MD}$
c)Gọi E là trung điểm của AB, tia DE cắt MN tại F. Tính $\frac{BF}{BC}$
Đề thi tuyển sinh lớp 10 KHTNHN 2012 - 2013(Vòng 1, Update 9/6/2012)
Câu 1:
1) Giải phương trình: $\sqrt{x+9}+2012\sqrt{x+6}=2012+\sqrt{(x+9)(x+6)}$
2) Giải hệ phương trình:
$$\begin{cases}x^2+y^2+2y=4, \\2x+y+xy=4 \end{cases}$$

Câu 2:
1) Tìm tất cả các cặp số nguyên (x; y) thỏa mãn đẳng thức:
$$(x+y+1)(xy+x+y)=5+2(x+y)$$
2) Giả sử x, y la các số thực dương thỏa mãn điêu kiện: $(\sqrt{x}+1)(\sqrt{y}+1)\ge 4$.Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$$P=\frac{x^2}{y}+\frac{y^2}{x}$$

Câu 3:
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn tâm O .Gọi M là một điểm trên cung nhỏ BC ( M khác B,C và AM không đi qua O).Giả sử P là một điểm thuộc đoạn thẳng AM sao cho đường tròn đường kính MP cắt cung nhỏ BC tại điểm N khác M.
1) Gọi D là điểm đối xứng với điểm M qua O .Chứng minh rằng N,P,D thẳng hàng
2) Đường tròn đường kính MP cắt MD tại Q khác M.Chứng minh rằng Q là tâm đườn tròn nội tiếp tam giác AQN.

Câu 4:
Giả sử a,b,c là các số thực dương thỏa mãn $a \le b \le 3 \le c; c \ge b+1; a+b \ge c$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$$Q=\frac{2ab+a+b+c(ab-1)}{(a+1)(b+1)(c+1)}$$

Đề thi tuyển sinh lớp 10 KHTNHN 2012 - 2013(Vòng 2, Update 10/6/2012)
Câu 1:
$1)$
Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} xy(x+y)=2\\ 9xy(3x-y)+6=26x^3-2y^3 \end{matrix}\right.$
$2)$
Giải phương trình:
$(\sqrt{x+4}-2)(\sqrt{4-x}+2)=2x$

Câu 2:
$1)$ Tìm 2 chữ số tận cùng của số
$A=41^{106}+57^{2012}$
$2)$ Tìm GTLN hàm số:
$y=3\sqrt{2x-1}+x\sqrt{5-4x^2}$
với $\frac{1}{2}\leq x\leq \frac{\sqrt{5}}{2}$.

Câu 3:
Cho $\Delta ABC$ nhọn $(AB>AC)$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Giả sử $M;N$ là 2 điểm thuộc cung nhỏ $BC$ sao cho $MN$ song song với $BC$ và tia $AN$ nằm giữa hai tia $AM,AB$. $P$ là hình chiếu vuông góc $C$ trên $AN$ và $Q$ là hình chiếu vuông góc của $M$ trên $AB$.
1) Giả sử $CP$ giao $QM$ tại $T$. CMR: $T$ nằm trên đường tròn tâm $(O)$
2) $NQ$ giao $(O)$ tai $R$ khác $N$. Giả sử $AM$ giao $PQ$ tại $S$. CMR 4 điểm $A, R ,Q ,S$ thuộc 1 đường tròn.

Câu 4. Với mỗi số n nguyên lớn hơn hoặc bằng 2 cố định,xét các tập n số thực đôi một khác nhau $X=\begin{Bmatrix} x_1,x_2,...x_n \end{Bmatrix}$. Kí hiệu $C(X)$ là số các giá trị khác nhau của tổng $x_i+x_j(1\leq i< j\leq n)$. Tìm GTLN GTNN của $C(X)$.

Đề thi vào lớp 10 Chuyên Đại Học Vinh năm học 2012 - 2013 (Vòng 1). Đang cập nhật.

Đề thi vào lớp 10 Chuyên Đại Học Vinh năm học 2012 - 2013 (Vòng 2)

Câu 1: Giả sử $a,b,c$ là các số nguyên sao cho $a^2+b^2+c^2$ chia hết cho 4. Chứng minh rằng: a,b,c đồng thời chia hết cho 2.

Câu 2: Giải phương trình: $x^4+\mid{2x^2-3}\mid - 2=0$.

Câu 3: Tìm các số dương $p,q,r$ sao cho $(p^2+1)(q^2+4)(r^2+9)=48pqr$.

Câu 4: Giải hệ phương trình: $\begin{cases}20(x+y)=9xy\\30(z+y)=11yz\\12(z+x)=5z x\end{cases}$.

Câu 5: Chứng minh rằng: $\frac{1}{2\sqrt{1}}+\frac{1}{3\sqrt{2}}+...+\frac{ 1}{2012\sqrt{2011}}+\frac{1}{2013\sqrt{2012}}<2$.

Câu 6: Cho đường tròn $(O)$ đường kính AB. Lấy điểm $C$ thuộc $(O)$ sao cho $CA>CB$. Các tiếp tuyến tại $A$ và $C$ của $(O)$ cắt nhau tại $D$. Vẽ hình bình hành $BODE$.
a, Chứng minh rằng: 3 điểm $B,C,E$ thẳng hàng.
b, Gọi $F=AE \cap OD$ và $H=OE \cap CD$.
Chứng minh rằng: $HF \parallel AC$.
c, Chứng minh rằng: $OC,DE,HF$ đồng quy.

Đề thi vào 10 chuyên Toán trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai.
Câu 1: Cho phương trình $x^4-16x^2+32=0$
Chứng minh rằng:$x=\sqrt{6-3\sqrt{2+\sqrt{3}}}-\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}$ là một nghiệm của phương trình đã cho.
Câu 2: Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} & 2x(x+1)(y+1)+xy=-6 & \\ & 2y(x+1)(y+1)+xy=6 & \end{matrix}\right.$
Câu 3: Cho tam giác $MNP$ đều có cạnh bằng 2 cm. Lấy n điểm thuộc cạnh hoặc ở phía trong tam giác $MNP$ sao cho khoảng cách giữa hai điểm tùy ý lớn hơn 1 cm (n là số nguyên dương). Tìm $n$ lớn nhất thỏa điều kiện đã cho.
Câu 4: Chứng minh rằng trong 10 số nguyên dương liên tiếp không tồn tại hai số có ước chung lớn hơn 9.
Câu 5: Cho tam giác $ABC$ không cân ngoại tiếp đường tròn $(I)$. Gọi $D, E, F$ lần lượt là tiếp điểm của (I) với $AB, BC, CA$. M là giao của $EF$ và $BC$, $AD$ cắt $(I)$ tại $N$ ($N$ không trùng $D$). Gọi $K$ là giao của $AI$ và $EF$.
a) Chứng minh $I, D, N, K$ cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh $MN$ là tiếp tuyến của (I).

Tags: Tuyển Sinh Đại học - de thi vao lop 10, mon toan, nam 2012, 2013, ha noi, hue, da nang, tp hcm, can tho, hai phong, le quy don, amsterdam

200 Câu Hình giải tích phẳng trong đề thi thử đại học 2012

Tuyển Sinh Đại học - Tuyển tập 200 bài toán Hình giải tích trong phẳng từ các đề thi thử Đại học và các đề thi đại học đã diễn ra của thầy Trần Sĩ Tùng, GV Toán, trường THPT Trưng Vương, Bình Định. Tất cả đều có lời giải.

Tài liệu thích hợp cho các bạn học sinh luyện thi cấp tốc, các thầy cô giáo dùng để soạn bài dạy thêm, dạy kèm, ra đề luyện thi cao đẳng đại học năm 2013 và các năm sau.

Tải về file PDF: 200 bài toán Hình giải tích phẳng luyện thi Đại học trong phần nhận xét cuối bài viết.

Xem thêm:
200 bài toán Hình giải tích trong KG mới luyện thi Đại học
200 bài toán Khảo sát hàm số mới luyện thi đại học
200 bài toán tích phân mới luyện thi Đại học

Thursday, June 7, 2012

Bảng điểm thi thử môn Toán trên VNMATH sáng 03/6/2012

Tuyển Sinh Đại học - xin công bố điểm thi thử môn Toán sáng 03/6/2012 tại TT Thanh Thiếu Nhi, 57 Lâm Hoằng. Điểm cao nhất thuộc về các bạn Nguyễn Bá Nhật Huy (SBD 306069; 9,5 điểm), Thái Doãn Quang Hưng (SBD 306158; 9,5 điểm), Phan Thị Kim Châu (SBD 306030; 9,25 điểm). Các bạn hãy liên hệ với ban tổ chức vào sáng chủ nhật ngày 10/6/2012 tại địa điểm thi để nhận quà. Nhớ mang theo phiếu dự thi nhé.

Các bạn sau cũng có bài làm tốt và cùng được 9 điểm: Trần Minh Nhật (SBD 306001), Hoàng Nguyên Hùng (SBD 306036), Đỗ Minh Nhật (SBD 306048).

Mọi thắc mắc xin liên hệ theo email: support(at)vnmath.com hoặc số điện thoại trong bảng điểm dưới đây.
Đáp án thang điểm đề thi thử vào lớp 10: Xem ở đây.

VNMATH xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đinh Văn Lương, trường Nguyễn Tri Phương đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong qúa trình tổ chức đợt thi lần này.

DIEMTHITHU_MONTOAN_SANG_03/06/2012_VNMATH

Wednesday, June 6, 2012

Đề thi thử Đại học môn Toán lần 2năm 2012 của chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Tuyển Sinh Đại học - ĐỀ THI ĐẠI HỌC NĂM 2012 MÔN TOÁN CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG CẦN THƠ LẦN 2. Link Download sẽ được cập nhật trong phần comments cuối bài viết.

Đề thi thử lần 1 của trường Lý Tự Trọng đã post ở đây.

Môn: TOÁN; khối: A
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3x+2\quad (1)$.
1. Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số (1).
2. Định m để phương trình: $\left| {{x}^{3}}-3x+2 \right|={{\log }_{\sqrt[4]{2}}}({{m}^{2}}+1)$ có 4 nghiệm thực phân biệt.


Câu II (2,0 điểm)
1. Giải phương trình: $\cos 2x+\frac{\sin 3x-\cos 3x}{2\sin 2x-1}=\sin x(1+\tan x)$.
2. Giải hệ phương trình: $$\begin{cases}{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-5{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-6x-11=0 \\
{{x}^{2}}+x=\frac{3\sqrt{{{y}^{2}}-7}-6}{\sqrt{{{y}^{2}}-7}} \end{cases} \,\,\,(x,y\in \mathbb{R})$$.

Câu III (1,0 điểm) Tính tích phân: $$I=\int\limits_{-\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{{{x}^{2}}\sin x+1}{1+2{{\cos }^{2}}x}}\,dx$$.

Câu IV (1,0 điểm) Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông cân tại $B$, $AB = BC = a\sqrt{3}$, khoảng cách từ A đến mặt phẳng $(SBC)$ bằng $a\sqrt{2}$ và $\widehat{SAB}=\widehat{SCB}={{90}^{0}}$. Tính thể tích khối chóp S.ABC theo a và góc giữa đường thẳng SB với mặt phẳng $(ABC)$.

Câu V (1,0 điểm) Cho ba số thực dương $a, b, c$ thỏa mãn $a + b + c = 3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
\[P=\frac{b\sqrt{b}}{\sqrt{2a+b+c}}+\frac{c\sqrt{c}} {\sqrt{2b+c+a}}+\frac{a\sqrt{a}}{\sqrt{2c+a+b}}\]

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn

Câu VI.a (2,0 điểm)
1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng $(d): 3x + y – 4 = 0$ và elip $(E):\frac{{{x}^{2}}}{9}+\frac{{{y}^{2}}}{4}=1$. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ vuông góc với (d) và cắt (E) tại hai điểm A, B sao cho tam giác OAB có diện tích bằng 3.

2. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho hai điểm $A(1; 5; 2), B(3; 1; 2)$ và mặt phẳng (P) có phương trình: $x – 6y + z + 18 = 0.$ Tìm tọa độ điểm M trên (P) sao cho tích $\overrightarrow{MA}.\overrightarrow{MB}$ nhỏ nhất.

Câu VII.a (1,0 điểm) Tìm số phức z thỏa mãn: $[2\left| z-i \right|=\left| \,z-\bar{z}+2i \right|$ và $\left| {{z}^{2}}-{{(\bar{z})}^{2}} \right|=4$.

B. Theo chương trình Nâng cao

Câu VI.b (2,0 điểm)

1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có đỉnh $A(2; 1)$, trực tâm $H(14; –7),$ đường trung tuyến kẻ từ đỉnh B có phương trình: $9x – 5y – 7 = 0$. Tìm tọa độ các đỉnh B và C.

2. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho hai điểm $A(1; 2; 0), B(1; 2; 5)$ và đường thẳng (d) có phương trình:$\frac{x-1}{2}=\frac{y-3}{2}=\frac{z}{-1}$. Tìm tọa độ điểm M trên (d) sao cho tổng MA + MB nhỏ nhất.

Câu VII.b (1,0 điểm) Giải phương trình: \[\log _{2}^{3}x=3\sqrt[3]{2+3{{\log }_{2}}x}+2\].

----------------- Hết -----------------


Môn: TOÁN; khối: B
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Cho hàm số $y=2{{x}^{3}}-3(2m+1){{x}^{2}}+6m(m+1)x+1\,\,\,(1)$ (m là tham số thực).
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số (1) khi $m=0$.
2. Xác định m để điểm $M(2{{m}^{3}};m)$ tạo với hai điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm số (1) một tam giác có diện tích nhỏ nhất.

Câu II (2,0 điểm)
1. Giải phương trình: ${{\sin }^{2}}2x\cos 6x+{{\sin }^{2}}3x=\frac{1}{2}\sin 2x\sin 8x$
2. Giải hệ phương trình: $\begin{cases} 3x+3y-\sqrt{xy}=1 \\ \sqrt{5x+3}+\sqrt{5y+3}=4 \end{cases} \,\,\,(x,y\in \mathbb{R})$

Câu III (1,0 điểm) Tính tích phân: $I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{\frac{x+\sin 2x}{1+\cos 2x}}dx$

Câu IV (1,0 điểm) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh bằng a, $SA=SB=a$, $SD=a\sqrt{2}$ và mặt phẳng (SBD) vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SD.

Câu V (1,0 điểm) Cho hệ phương trình:

$\left\{ \begin{align}

& (2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+x).\sqrt{{{x}^{2}}-x+3+{{m}^{2}}}+(2{{y}^{3}}-3{{y}^{2}}+y).\sqrt{{{y}^{2}}-y+3+{{m}^{2}}}=0 \\

& {{x}^{2}}-2my=m+3 \\

\end{align} \right.$ $(x,\,y\in \mathbb{R})$

Chứng minh rằng $\forall m\in \mathbb{R}$, hệ phương trình đã cho luôn có nghiệm.

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)

A. Theo chương trình Chuẩn

Câu VI.a (2,0 điểm)

1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn $(T): \ x^2 + y^2 – 9x – y + 18 = 0$ và hai điểm $A(1; 4), B(-1; 3)$. Gọi C, D là hai điểm thuộc (T) sao cho ABCD là một hình bình hành. Viết phương trình đường thẳng CD.
2. Trong không gian tọa độ Oxyz, viết phương trình đường thẳng $\Delta$ đi qua điểm $M(1; -1; 0)$, cắt đường thẳng (d): $\frac{x-2}{2}=\frac{y}{1}=\frac{z+2}{1}$ và tạo với mặt phẳng $(P): 2x  -y-  z + 5 = 0$ một góc 300.
Câu VII.a (1,0 điểm) Tìm số phức z thỏa mãn ${{z}^{2}}+{{\bar{z}}^{2}}=6$ và $\left| \frac{z-1+i}{z-2i} \right|=1$.

B. Theo chương trình Nâng cao

Câu VI.b (2,0 điểm)

1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn $(T): (x – 1)^2 + (y + 2)^2 = 10$và hai điểm $B(1; 4), C(-3; 2)$. Tìm tọa độ điểm A thuộc (T) sao cho tam giác ABC có diện tích bằng 19.
2. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho ba điểm $A(13;- 1; 0), B(2; 1; -2), C(1; 2; 2)$ và mặt cầu $(S): {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x-4y-6z-67=0$. Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A, song song với BC và tiếp xúc mặt cầu (S).


Câu VII.b (1,0 điểm) Giải bất phương trình sau: $\frac{1}{{{\log }_{4}}\sqrt{{{x}^{2}}-4x+3}}<\frac{1}{{{\log }_{4}}(x-3)}$

----------------- Hết -----------------



Môn: TOÁN; khối: D
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)


Câu I (2,0 điểm)
Cho hàm số $y=\frac{2x-1}{x-1}$ (1)


1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số (1).


2. Viết phương trình tiếp tuyến của (C), biết rằng tiếp tuyến cắt các trục $x’Ox, y’Oy$ lần lượt tại $A, B$ sao cho $OA=9OB$.


Câu II (2,0 điểm)


1. Giải phương trình: ${{\sin }^{2}}3x\cos 2x+{{\sin }^{2}}x=0$


2. Giải hệ phương trình: $ \begin{cases}{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+\dfrac{2xy}{x+y}= 1\\ \sqrt{x+y}={{x}^{2}}-y \end{cases}\,\,\,(x,y\in \mathbb{R})$


Câu III (1,0 điểm) Tính tích phân: $I=\int\limits_{\dfrac{\pi }{8}}^{\dfrac{\pi }{4}}{\dfrac{\cot x-\tan x}{\sin 2x\cos \left( 2x-\dfrac{\pi }{4} \right)}}dx$


Câu IV (1,0 điểm) Cho lăng trụ tam giác $ABC.A’B’C’$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $AB=a$, $AC=a\sqrt{3}$, hình chiếu vuông góc của $A’$ trên mặt phẳng (ABC) trùng với trọng tâm $G$ của tam giác ABC và góc giữa $AA’$ tạo với mặt phẳng $(ABC)$ bằng $60^0$. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ và khoảng cách từ $B’$ đến mặt phẳng $(A’BC)$.


Câu V (1,0 điểm) Cho hệ bất phương trình: $\begin{cases}


5{{\log }^{2}}x-8\log x.\log y-8{{\log }^{2}}y\ge 1 \\ 3{{\log }^{2}}x-8\log x.\log y+4{{\log }^{2}}y\le \dfrac{m+1}{2m+1} \\


\end{cases} .$ $(x,\,y\in {{\mathbb{R}}^{+}})$


Định m để hệ bất phương trình đã cho có nghiệm.


PHẦN RIÊNG (3,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)


A. Theo chương trình Chuẩn


Câu VI.a (2,0 điểm)



1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC cân tại đỉnh A, phương trình $AB: \ x + 2y - 4 = 0,BC: \ 3x + y - 7 = 0$. Tìm tọa độ các đỉnh A và C, biết rằng diện tích tam giác ABC bằng $\dfrac{5}{2}$ và điểm A có hoành độ dương.


2. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng $(P): \ x - y + 2z + 5 = 0$ và hai đường thẳng $({{d}_{1}}):\,\,\dfrac{x+1}{2}=\dfrac{y-3}{1}=\dfrac{z-1}{1}$, $({{d}_{2}}):\,\,\dfrac{x+3}{3}=\dfrac{y}{-1}=\dfrac{z+1}{1}$. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ cắt cả hai đường thẳng (d1), (d2), song song với (P) và cách (P) một khoảng bằng $\sqrt{6}$.


Câu VII.a (1,0 điểm) Tìm số phức z thỏa mãn $\left| z-2+2i \right|=2\sqrt{2}$ và $\left| \dfrac{z+1}{\bar{z}+i} \right|=1$.


B. Theo chương trình Nâng cao


Câu VI.b (2,0 điểm)



1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng $\Delta : \ x-2y+5=0$ và đường tròn $(C):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2x+4y-5=0$. Qua điểm M thuộc $\Delta$, kẻ hai tiếp tuyến MA, MB đến (C) (A, B là các tiếp điểm). Tìm tọa độ điểm M, biết độ dài đoạn $AB=2\sqrt{5}$.


2. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho ba điểm $A(2; 1; 0), B(1; 1; -1), C(3; 3; 1)$ và mặt cầu $(S) {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2x-6y-6z+5=0$. Tìm tọa độ điểm M trên (S) sao cho M cách đều ba điểm A, B, C.


Câu VII.b (1,0 điểm) Giải phương trình: ${{2}^{3{{x}^{2}}-x-10}}+{{4}^{{{x}^{2}}-x-4}}-{{2}^{{{x}^{2}}+x+2}}-16=0$.


----------------- Hết -----------------

Monday, June 4, 2012

Đáp án chính thức đề thi tốt nghiệp năm 2012

Tuyển Sinh Đại học - xin giới thiệu Đáp án chính thức đề thi tốt nghiệp năm 2012 tất cả các môn được nén trong một file. Download Dap an chinh thuc de thi tot nghiep 2012 cua 6 mon, tat ca ma de.
Đáp án từng môn, từng mã đề có thể tìm thấy trong các liên kết dưới đây.

Môn Toán:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

>> Hướng dẫn chấm tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

Môn Văn:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

>> Hướng dẫn chấm tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên
Môn Vật lí:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 368

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 417

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 512

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 631

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 739

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 854

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 278

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 415

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 526

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 731

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 836

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 985

>> Đáp án tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

Môn Anh văn:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 495

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 516

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 647

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 738

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 829

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 963

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 197

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 368

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 429

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 572

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 641

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 815

>> Đáp án tốt nghiệp THPT hệ ba năm

Môn Địa lý:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

>> Hướng dẫn chấm tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

Môn Lịch sử:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

>> Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

Môn Hóa học:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 394

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 415

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 526

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 637

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 748

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông mã đề 859

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 178

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 426

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 537

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 693

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 749

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên mã đề 851

>> Đáp án tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên

Môn tiếng Đức:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 425

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 531

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 647

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 794

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 863

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 958

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT hệ giáo dục trung học phổ thông

Môn Tiếng Nhật:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 352

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 418

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 629

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 731

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 845

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 957

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT

Môn Tiếng Trung:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 319

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 527

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 638

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 796

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 853

>> Đề thi tốt nghiệp THPT mã đề 941

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT
Môn Tiếng Nga:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 147

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 259

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 375

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 492

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 513

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 638

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 159

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 372

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 497

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 514

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 683

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 731

>> Đáp án tốt nghiệp THPT hệ ba năm

Môn Tiếng Pháp:
>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 296

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 371

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 512

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 647

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 724

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao mã đề 985

>> Đáp án thi tốt nghiệp THPT hệ chuẩn và nâng cao

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 315

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 426

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 527

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 638

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 754

>> Đề thi tốt nghiệp THPT hệ ba năm mã đề 941

>> Đáp án tốt nghiệp THPT hệ ba năm

[THÔNG BÁO] Chiêu sinh Thi thử Đại học lần 7 Toán, Lý, Hoá, Sinh trên VNMATH


Tuyển Sinh Đại học - Kế hoạch thi thử lần 7 môn Toán, Lý, Hoá, Sinh:

Ngày 10-11/06/2012 thi thử môn Toán, Lý, Hoá, Sinh tại Trung tâm Thanh Thiếu Nhi, 57 Lâm Hoằng, Huế. Cụ thể là
7h00 sáng 10/6 thi thử môn Toán khối A, B, D.
7h00 sáng 11/6 thi thử môn Hoá khối A, B.
9h00 cùng ngày thi thử môn Lý và Sinh.
Lưu ý: Đợt này có nhiều thí sinh ở các tỉnh khác sẽ đến thi nên số lượng thí sinh dự kiến sẽ đông hơn hẳn các lần trước nhưng số lượng phiếu có hạn nên bạn cần đăng kí sớm.

Phiếu dự thi có bán tại 49 Lê Lợi (quán ảnh Dũng Dư) và 54 Tùng Thiện Vương, thành phố Huế từ 1/6 đến 9/6/2012. Môn Sinh bán từ 2/6/2012. Nhiều bạn đã mua phiếu ngay sau khi thi xong môn Toán lần 6. Các bạn ở xa nếu không có điều kiện mua phiếu thì hãy nhanh tay gọi điện hoặc email cho VNMATH đăng kí trước để tiện cho ban tổ chức sắp xếp.

Lệ phí: 20.000VND/1 môn. Đặc biệt 50.000VND/3 môn.

Thông tin về đường đi và địa điểm bán phiếu xem ở đây.

Điểm thi công bố trên VNMATH vào thứ 5 hàng tuần.

Giải đáp thắc mắc và đặt phiếu qua email: supportvnmath.com
Hoặc gọi đến số điện thoại: 01293997872


Sunday, June 3, 2012

Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp môn toán năm 2012

Tuyển Sinh Đại học - Liên quan:

  • Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tất cả các môn.
  • Tuyển sinh Thi thử lần 7 Toán Lý Hóa Sinh năm 2012 trên VNMATH


Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2012


Đáp án chính thức và hướng dẫn chấm môn Toán. Xem chi tiết.

Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp môn Toán Năm 2012. Download file word.
Câu 1: 1) Khảo sát hàm số


2)Phương trình các tiếp tuyến là y=-3x+5/4 và y=3x+5/4

Câu 2: 1) Nghiệm của phương trình là x=4.
2)I=1/3
3) m=2 hoặc m=-1

Câu 3: $V=a^3\frac{\sqrt{3}}{2}.$
Theo chương trình chuẩn:

Câu 4.a: 1) Phương trình tham số của đường thẳng AB: x=2-t, y=2, z=1+2t

2) Khoảng cách từ trung điểm I đến mặt phẳng (P) bằng AB/2 bằng $\sqrt{5}$. Do đó (P) tiếp xúc với mặt cầu đường kính AB.

Câu 5.a: Đáp số: $9-4i$ và -4+3i

Theo chương trình nâng cao

Câu 4.b 1) Phương trình đường thẳng OA là x=2t, y=t, z=2t
2) Phương trình mặt cầu (S): $(x-2)^2+(y-1)^2+(z-2)^2=9$.
Ta có khoảng cách từ A đến $\Delta$ bằng 3 bằng bán kính nên $\Delta$ tiếp xúc với $(S)$.

Câu 5.b Các căn bậc hai của số phức đã cho là 2i, -2i



Tags: Dap an de thi tot nghiep mon toan nam 2012, dap an chinh thuc, de thi tot nghiep, mon toan, 2012

Hẹn giờ post status, phân quyền admin cho Facebook Fanpage


Tuyển Sinh Đại học - Facebook vừa bổ sung 2 tính năng cho các trang fan page, được xem là sẽ rất hữu ích cho các hãng quảng cáo, marketing... đó là tính năng hẹn giờ đăng status và phân quyền cho các admin của mỗi page. Chức năng hẹn giờ sẽ giúp cho người quản lý page có thể sắp đặt trước những câu status được đăng trong tương lai, còn chức năng phân quyền cho phép admin của page có thể cấp một số quyền hạn: Manager, Content Creator, Moderator, Advertiser, Insights Analyst,


Chức năng hẹn giờ status rất đơn giản, khi viết một status mới, bạn nhấn vào biểu tượng cái đồng hồ ở góc trái, sau đó chọn ngày và giờ đăng, sau đó bấm nút Schedule để hoàn tất. Status hẹn giờ sẽ nằm trong mục Activity log của page. Bạn có thể vào đó để xem toàn bộ các status được hẹn giờ, thay đổi giờ đăng, đăng ngay lập tức hoặc xóa status đó.

Friday, June 1, 2012

Đáp án đề thi tốt nghiệp năm 2012 môn Toán, Hoá, Anh, Văn, Sử, Địa

Tuyển Sinh Đại học - Đáp án chính thức Đề thi tốt nghiệp năm 2012 của Bộ Giáo dục: Xem ở liên kết sau: Dap an chinh thuc de thi tot nghiep nam 2012.


[Thông báo] Kế hoạch Tuyển sinh Thi thử lần 7 Toán Lý Hóa Sinh năm 2012 trên VNMATH

dap an, de thi, tot nghiep, nam 2012, mon toan, thpt,


Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2012 diễn ra từ ngày 2/6 đến 4/6 năm 2012 với các môn thi Ngữ văn, Hoá học, Địa lí, Lịch sử, Toán và Ngoại ngữ.

VNMATH sẽ giới thiệu Đề thi hướng dẫn giải sau các buổi thi và đáp án chính thức đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn Toán, Hoá, Anh, Văn, Sử, Địa của Bộ Giáo dục ngay sau khi kết thúc khoá thi.

Mời các bạn đón đọc ngay trong bài viết này.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012:


Môn Ngữ văn: Gợi ý giải



Môn Hoá học: Gợi ý giải.




Môn Đia lí: Gợi ý đáp án môn Địa lí tốt nghiệp


Môn Lịch sử: Gợi ý đáp án môn Lịch sử tốt nghiệp 2012



Môn Toán: Gợi ý giải môn Toán or Download file word.


Môn tiếng Anh: Gợi ý giải tiếng Anh

Hướng dẫn giải Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012:


Môn Ngữ văn: Download

Môn Hoá học: Download.

Môn Đại lí: Download.

Môn Lịch sử: Download.

Môn Toán: Gợi ý giải môn Toán

Môn tiếng Anh: Gợi ý giải tiếng Anh

Tags: de thi tot nghiep 2012, dap an de thi tot nghiep nam 2012, dap an de thi tot nghiep mon toan nam 2012